Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc CÂY DÂU TÂY tại nhà

Bởi Nguyễn Duyên

Như các bạn đã biết, dâu tây được biết đến là một loại đặc sản nổi tiếng của thành phố sương mù. Trồng dâu tây tại những nơi có khí hậu nắng nóng kéo dài như TP Hồ Chí Minh tưởng như rất khó, vì cây sẽ èo uột, rất khó phát triển. Tuy nhiên, hôm nay Tuấn Nguyên Corp sẽ chia sẻ bí kíp trồng cây dâu tây cho các bạn nông dân thành phố đam mê trồng dâu, đảm bảo cây dâu tây trồng sau khoảng 2 tháng, bạn đã có thể thu hoạch thành phẩm là những trái dâu chín mọng đầu tiên.

  1. Chọn giống:

Bạn có biết dâu tây có bao nhiêu loại giống và giống nào là loại nào thích hợp để trồng ở nơi khí hậu nóng như Sài Gòn, miền Tây và các tỉnh miền Trung ???

Dâu tây có rất nhiều loại giống khác nhau như giống New Zealand, giống Mỹ, giống Úc, giống Nhật, giống Hàn và Pháp là 2 loại giống mới. Đặc biệt, với dâu Mỹ chỉ thích hợp trồng vùng lạnh, với khí hậu nóng thì cây không thể ra hoa hoặc ra hoa nhưng sẽ không đậu trái. Vì vậy, dâu Mỹ thường được trồng trên đất và ngoài trời chỉ ở Đà Lạt.

Còn lại các giống dâu được nhắc trên đặc biệt là dâu Nhật và dâu New Zealand có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, còn tại Đà Lạt người ta sẽ trồng trong nhà kính (hiệu ứng nhà kính sẽ làm nhiệt độ trong nhà cao hơn, có thể lên đến 40 độ C). Chính vì vậy thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh có khí hậu nhiệt, độ cao nói chung thì bạn nên chọn những loại giống như dâu Nhật và dâu New Zealand bởi giống này có sức đề kháng rất tốt. Không chỉ nhập về để trồng trong sân vườn trang trí ban công, làm kiểng mà hiện nay rất nhiều người ở các tỉnh điển hình như thành phố Hồ Chí Minh đã nhập giống trồng canh tác trên diện rộng để thương mại và dịch vụ, làm điểm tham quan như một khu vườn trồng dâu Đà Lạt thu nhỏ trong lòng thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Làm đất

Dâu tây vốn thích hợp với loại đất thịt nhẹ vì vậy việc chọn lựa đất trồng cũng là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Nếu chọn đúng thời điểm để gieo hạt hoặc đem giống về trồng nhưng không có loại đất phù hợp thì cây cũng không thể sinh trưởng mà nếu có sinh trưởng được thì sản lượng cũng không cao thậm chị không có. 

Đất trồng dâu tây cần hàm lượng chất hữu cơ cao, đất phải giữ được độ ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt. Nếu có điều kiện thì bạn nên mua đất hữu cơ về trồng để đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn nhé.

  1. Trồng - chăm sóc

Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây. Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

  1. Phân bón - cách bón phân

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li... Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Viết bình luận

Tin liên quan